Câu Chuyện Giảm Cân: tháng 6 2014

giamcan24h

Bệnh zona thần kinh ở mắt, môi, tai

Bệnh zona thần kinh thường gặp nhất là biểu hiện ở môi, miệng, mắt và tai. Bình thường thì zona là bệnh không nguy hiểm. Nhưng bệnh nhân phải chịu sự đau đớn vô cùng ở vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm.  Bệnh do virus Herpes Zoster có ác tính với tế bào thần kinh gây ra. Zona thần kinh tiêu hủy tế bào thần kinh và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.

Bệnh zona thần kinh ở mắt

zona-than-kinh-o-moi

Bệnh zona thần kinh ở mắt gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.

Bệnh zona thần kinh ở mắt do một loại virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, nhạy cảm với thần kinh, và có thể gây nhiều loại biến chứng ở mắt (với tỷ lệ 50-70%). Các biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn, cấp tính hoặc mãn tính và có thể tái phát. Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt.

Có khá nhiều biến chứng có thể gặp phải là để lại sẹo ở mi mắt, dẫn đến hiện tượng khô mắt, hoại tử võng mạc, bệnh thần kinh thị lực do hiện tượng thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù… Ngoài ra, còn có thể gặp tai biến mạch máu não, viêm màng não, đặc biệt ở người có tuổi có thể tái phát đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.


zona-than-kinh-o-moi

Bệnh zona thần kinh ở môi và miệng

Bệnh Zona thần kinh thì do siêu vi Herpes Zoster ở người đã bị chickenpox trước kia, Zona thần kinh xuất hiện theo đường dây thần kinh, thường ở xung quanh mắt, thân mình như ngực, lưng, bụng hơn là ở môi, miệng.

Các mụn nước nổi gần môi hay trên môi không phải là Zona thần kinh mà gọi là bệnh herpes môi (cold sore, fever blisters, Herpes labialis) do bị nhiễm siêu vi Herpes simplex loại bệnh này hay lây và tái phát lại do bị căng thẳng thần kinh, do thay đổi khí hậu, do ra nắng nhiều, do bị cảm lạnh hay cảm cúm, do bị nóng sốt hay ở phụ nữ có kinh nguyệt. 

Bệnh herpes môi thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày không chữa trị. Nếu biết và trị sớm ngay khi các mụn mới xuất hiện bằng những thuốc chống siêu vi herpes như Acyclovir (Zovirax) uống hay thoa lên các mụn hoặc Famvir (Famciclovir) thì có thể làm giảm triệu chứng đau và thời gian bị bệnh cũng ngắn hơn. Các thuốc này cần có toa bác sĩ.

Bệnh zona thần kinh ở tai

zona-than-kinh-o-tai

Một số trường hợp zona ở tai diễn biễn nặng gây viêm màng não

Zona tai và những biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác:

Bệnh zona thần kinh ở tai là tên gọi của bệnh khi virut gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt) và dây thần kinh số VIII (dây thần kinh thính giác).

Bình thường, bệnh diễn biến trong vòng 2 tuần rồi sẽ qua đi mà không có những biến đổi bất thường trên cơ thể người bệnh. Tiến triển bệnh thường tốt. Bệnh zona kiêng gì, tốt nhất bạn nên kiêng khem đầy đủ, nếu không điều trị kịp thời, với thể zona tai nặng có thể để lại di chứng: đau rát dây thần kinh kéo dài suốt đời, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Liệt mặt ngoại biên một bên, điếc tiếp nhận không hồi phục.

Một số trường hợp diễn biễn nặng gây viêm màng não, lúc này người bệnh sốt cao 39-40oC, đau nhức đầu, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có biểu hiện rõ của viêm màng não khi khám như cổ cứng, Kernig (+), dấu hiệu vạch màng não (+). Xét nghiệm dịch não tủy sẽ có câu trả lời cho tình trạng này.

0 nhận xét:

Thực đơn giảm cân hiệu quả cho người béo

Tthừa cân, béo phì không chỉ có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, xương khớp….Để có thể lấy lại một cơ thể cân đối như ý thì 3 thực đơn giảm cân cấp tốc hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn. 

1. Thực đơn giảm cân trong 3 ngày giảm hơn 3kg

Ngày 1:

thuc-don-giam-can-cap-toc-hieu-qua


+ Bữa sáng: 1 cốc trà xanh hoặc cafe đen không đường,1 lát bánh mì khô, 1 quả táo, 30g pho mát

+ Bữa trưa: 1 cốc trà xanh hoặc cafe không đường, 1 trứng luộc, 1 lát bánh mì nướng

+ Bữa tối: 200g cá ngừ, 100g súp lơ trắng, 100g cà rốt, 100g dưa, 125ml kem vani hoặc sữa chua đông lạnh

Ngày 2:

+ Bữa sáng: 1 cốc trà xanh hoặc cafe đen không đường, 125ml nước ép bưởi, 1 lát bánh mì nướng với 15g bơ đậu phộng

+ Bữa trưa: 1 cốc trà hoặc cafe không đường,100g cá ngừ, 1 lát bánh mì nướng

+ Bữa tối: 80g thit ức gà luộc, 100g đậu que luộc,100g cà rốt,1 quả táo, 125ml kem vani hoặc sữa chua đông lạnh

Ngày 3:

+ Bữa sáng: 1 cốc trà hoặc cafe không đường,1 trứng luộc, 1 lát bánh mì nướng, nửa quả chuối

+ Bữa trưa: 200g cá ngừ, 2 lát bánh mì khô

+ Bữa tối: 2 xúc xích ,100g súp lơ xanh, 100g cà rốt, 1 nửa quả chuối,125ml kem vani hoặc sữa chua đông lạnh

2. Thực đơn giảm cân cấp tốc trong 14 ngày giảm 7 kg

Ngày 1 và ngày 8:

thuc-don-giam-can-cap-toc-hieu-qua

Thực đơn giảm cân cấp tốc trong 14 ngày

+ Bữa sáng: 1 ly cafe đen không đường

+ Bữa trưa: 2 quả trứng luộc, salad bắp cải tươi với 15ml dầu ô liu, 1 cốc nước ép cà chua không đường

+ Bữa tối: 200g cá hấp, salad bắp cải với dầu ô liu

Ngày 2 và ngày 9:

+ Bữa sáng: cafe đen không đường, 1 lát bánh mì nướng

+ Bữa trưa: 200g cá hấp, 1 đĩa salad bắp cải với dầu ô liu

+ Bữa tối: 200g thit bò nạc nướng, 1 cốc sữa chua kefir or sữa chua không đường

Ngày 3 và ngày 10:

+ Bữa sáng: 1 ly cafe đen không đường

+ Bữa trưa: 1 trứng luộc lòng đào, 3 củ cà rốt to với dầu ăn

+ Bữa tối: 3 quả táo

Ngày 4 và ngày 11:

thuc-don-giam-can-cap-toc-hieu-qua

Trứng luộc giảm cân cấp tốc

+ Bữa sáng: 1 ly cà phê đen không đường, 1 lát bánh mì

+ Bữa trưa: mùi tây hấp với dầu ăn, 2 quả táo

+ Bữa tối: 2 quả trứng luộc, 200g thịt bò luộc, salad bắp cải với dầu ăn

Ngày 5 và ngày 12:

+ Bữa sáng: bào 2 củ cà rốt sống trộn với 2 thìa cafe nước cốt chanh

+ Bữa trưa: 500g cá hấp, 1 cốc nước ép cà chua

+ Bữa tối: cá hấp, salad bắp cải với dầu ô liu

Ngày 6 và ngày 13:

+ Bữa sáng: 1 ly cafe đen không đường

+ Bữa trưa: 500g gà hấp hoặc luộc, 2 củ cà rốt

+ Bữa tối: 2 trứng luộc lòng đào, bào 1 củ cà rốt trôn với dầu ăn

Ngày 7 và ngày 14:

+ Bữa sáng: 1 cốc trà xanh không đường

+ Bữa trưa: 200g thit bò, 1 quả cam hoặc táo hoặc lê

+ Bữa tối: trộn các bữa tối trong tuần trừ ngày thứ 3

2. Thực đơn giảm cân cấp tốc giảm 4 kg trong vòng 1 tuần

Với thực đơn giảm cân này bạn cần phải đáp ứng yếu cầu uống khoảng 1.5-2l nước 1 ngày.
thuc-don-giam-can-cap-toc-hieu-qua

Rảu củ quả giảm cân cấp tốc trong 1 tuần

Ngày 1: 500g rau các loại rải đều trong ngày và bạn có thể chế biến tùy thích nhưng nhớ kỹ là không được quá nhiều dầu mỡ.

Ngày 2: Cùng chế biến 100g thịt nạc thành muốn luộc, hấp hay nướng tùy ý

Ngày 3: 6 trứng luộc

Ngày 4: 400g thịt bò luộc

Ngày 5: 400g cá hấp hoặc luộc

Ngày 6: 1kg hoa quả các loại

Ngày 7: 1 kg hoa quả các loại

Với 3 thực đơn giảm cân cấp tốc vô cùng hiệu quả trên đây chắc chắn bạn đã có được hướng đi cho cân nặng của mình. Hãy giảm cân ngay hôm nay để tránh căn bệnh thường gặp béo phì và có được một cuộc sống lành mạnh đúng nghĩa nhé!

0 nhận xét:

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa, và đặc biệt là mùa hè.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém gì bệnh sởi.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo nhận định của ông Lê Thanh Hải – G.Đ Bệnh viện Nhi Trung Ương: “Tuy bệnh tay chân miệng ít biến chứng vào tim, phổi nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng không kém bệnh sởi

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng, và mệt mỏi. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

Không phải ai cũng sẽ nhận được tất cả những triệu chứng này. Một số trẻ chỉ phát ban; một số chỉ đau họng. Một số còn không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh tay chân miệng trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thể lây qua những đường nào?

Những trẻ mắc căn bệnh thường gặp này dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Virus tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường:

- Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống,

- Ho và hắt hơi,

- Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã,

- Tiếp xúc với dịch mủ

- Chạm vào những bề mặt có virus.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện: nóng sốt; biếng ăn hoặc bỏ ăn;  đau họng, chảy nước bọt liên tục; khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, loét đỏ ở miệng… Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

Trước diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động phòng chống bệnh cho con em mình bằng các phương pháp vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực các bé sinh hoạt vui chơi; rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và người giữ trẻ.

Xem thêm:

0 nhận xét:

Biểu hiện bệnh quai bị ở người lớn dễ nhận biết

Một số biểu hiện bệnh quai bị ở người lớn như sốt, đau họng, sưng to ở tuyến mang tai,...giúp người bệnh dễ nhận biết nhưng bên cạnh đó có khoảng 25% người bị nhiễm vi-rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý nào, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh ngầm đến những người xung quanh.

- Sau khi tiếp xúc với vi-rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

bieu-hien-benh-quai-bi-o-nguoi-lon

Một số biểu hiện bệnh quai bị ở người lớn

- Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

- Một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh quai bị ở người lớn là sốt nhẹ. Sốt thường kéo dài từ 2 – 3 ngày khi cơ thể đang chống lại sự tấn công của virus. Nhiều người bệnh có các triệu chứng khác liên quan tới sốt bao gồm hôn mê, đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Một số bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng khi nhiễm virus.

bieu-hien-benh-quai-bi-o-nguoi-lon

Biểu hiện phổ biến là sưng ở tuyến mang tai

- Một dấu hiệu ít phổ biến hơn mà chỉ xảy ra đối với bệnh quai bị ở người lớn là sưng và khó chịu ở các mô tuyến sinh dục. Một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ nam giới có biểu hiện tinh hoàn sưng và đau đớn gọi là viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản do giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Đối với phụ nữ, viêm buồng trứng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn so với viêm tinh hoàn ở nam giới và không dẫn tới vô sinh.

- Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

bieu-hien-benh-quai-bi-o-nguoi-lon

Nam giới có biểu hiện sưng và viêm tinh hoàn

- Những biểu hiện của bệnh quai bị khác liên quan tới tình trạng tiến triển của bệnh là viêm tụy và viêm màng não. Những người mắc biến chứng viêm màng não do quai bị có thể cảm thấy cứng trong cổ, rất nhạy cảm với ánh sáng và đau đầu dữ dội. Trường hợp viêm tụy do quai bị, người bệnh cảm thấy đau vùng bụng trên, buồn nôn và ói mửa.

Quai bị là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. 

Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng sau: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, các tổn thương thần kinh như viêm não.

Xem thêm:

0 nhận xét:

Thông tin cần biết về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hiện đang là mối quan tâm lo lắng của xã hội, bệnh có khả năng lây lan cao, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

1. Nhận biết bệnh thủy đậu như thế nào?

Nhận biết bệnh thủy đậu dựa vào một số đặc điểm như bệnh khởi phát đột ngột,  sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện nốt ban phỏng nước, không có mủ (nếu không bị nhiễm khuẩn). Ban mọc không tuần tự nên trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày.


2. Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường nào?

Người là nguồn bệnh duy nhất của bệnh thủy đậu. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng nước thủy đậu, do đó cần vệ sinh giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có thể lây truyền trong vòng 24 - 48 giờ trước khi xuất hiện các nốt phỏng nước.

3. Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

- Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zostergây ra, bệnh diễn tiến thường lành tính, bệnh rất hay lây, 90% người nhạy cảm có thể bị lây bệnh sau khi tiếp xúc. Bệnh thủy đậu xảy ra ở khắp nơi, bệnh có khả năng gây thành đại dịch.

- Phụ nữ có thai trong những tháng đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu có thể gây dị dạng bào thai; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

- Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Có phải bị nhiễm virus thủy đậu thì sẽ mắc bệnh sởi không?


Thủy đậu và sởi là hai bệnh khác nhau. Người đã bị thủy đậu có khả năng mắc sởi nếu chưa được tiêm ngừa sởi và ngược lại. Sởi và thủy đậu đều lây qua đường hô hấp.

5. Những ai có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu?

- Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 15 tuổi là thường gặp nhất, người lớn cũng có thể mắc bệnh.

- Những người chưa được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh hoặc chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Hầu hết các trường hợp đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có miễn dịch suốt đời.

- Bệnh xảy ra quanh năm, thường tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. Bệnh thủy đậu xảy ra ở khắp nơi, đặc biệt xảy ra dịch ở những nơi đông dân cư như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại quân đội,…

6. Phân biệt nốt thủy đậu và phát ban của sởi như thế nào?

Đặc điểm của của nốt phỏng thủy đậu là nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm. Nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự, tính chất này để phân biệt với ban của bệnh sởi (ban của sởi mọc tuần tự). Ban, nốt phỏng thủy đậu thì mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày, vì vậy trên cùng một diện tích da các ban mọc không cùng một lứa (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy). 

7. Dấu hiệu nhận biết bệnh?

- Người có tiền sử tiếp xúc với người bệnh thủy đậu, người chưa tiêm ngừa vaccine phòng thủy đậu.

- Các triệu chứng bệnh thủy đậu thường gặp: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Sau 24 - 48 giờ, các phỏng nước sẽ xuất hiện ở da và niêm mạc. Phỏng nước có viền da màu hồng, chứa dịch trong, sau 24 giờ thì hóa đục. Phỏng nước có thể xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực, lưng, sau đó lan ra khắp cơ thể. Mất khoảng 1 tuần, các phỏng nước sẽ đóng vảy và sẽ không để lại sẹo nếu không bị bội nhiễm. Thời gianmắc bệnh từ 5 - 10 ngày.

8. Chữa trị bệnh thủy đậu ra sao? (theo chỉ định bác sĩ)



- Bệnh do virus gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà việc điều trị tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu.

- Điều trị đặc hiệu (khi có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ): Dùng kháng sinh chống virus loại Acyclovir, nên sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu có thể giúp rút ngắn thời gian bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Điều trị triệu chứng: Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi. Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay. Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh Metylen.

9. Những biến chứng có thể gặp của bệnh thủy đậu?

- Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng tại các nốt đậu, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, viêm não.
- Những đối tượng nguy cơ cao với biến chứng: trẻ sơ sinh, người lớn, phụ nữ có thai, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (người bệnh ung thư, HIV/AIDS, suy tủy,…).
- Sau giai đoạn phát bệnh, virus ngủ đông tại các hạch thần kinh, sau đó có thể được tái hoạt hóa gây ra bệnh zona.

10. Làm thế nào để phòng bệnh?

- Cần có chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để nâng cao sức đề kháng. Tốt nhất vẫn là tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu, đây là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
- Bệnh nhân bị bệnh thủy đậu thì cần được cách ly cho đến khi tất cả các nốt phỏng nước đã đóng vảy; hạn chế tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Khử khuẩn đồ dùng cá nhân hàng ngày.

11. Chăm sóc trẻ khi mắc bệnh thủy đậu như thế nào?

- Cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ.

- Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch, cắt móng tay trẻ. Áo quần, khăn mặt,... của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, ủi. Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc người bệnh.

- Ngoài ra, cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng bằng nước sát trùng, trong trường hợp trẻ không ăn được cần đi khám để được tư vấn.

- Tuyệt đối không làm vỡ các nốt phỏng nước, khi tắm cần phải rất nhẹ nhàng. Khi có phỏng nước bị vỡ cần bôi dung dịch xanh Metylen để sát khuẩn.

12. Những điều lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu?

- Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.

- Phỏng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân là quan trọng nhất. Không kiêng tắm cho trẻ.

- Không sử dụng Asprin vì có thể gây hội chứng Reye.

- Khi có nhiều phỏng nước vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh bệnh thủy đậu đang ngày một phức tạp thì bạn cũng không nên coi nhẹ các benh thuong gap khác như bệnh sởi, bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến, bệnh quai bị, bệnh trĩ....Hãy truy cập website http://benhthuonggap.org để trang bị cho mình những thông tin cần thiết về các loại bệnh giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là gì? Sởi là một bệnh thường gặp nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện theo thứ tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Sởi là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân. 

Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) qua đường hô hấp trên những người chưa được tiêm vắc in hay chưa mắc sởi lần nào. Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. 

benh-soi-la-gi

Bệnh sởi là gì, dầu hiệu và cách điều trị bệnh sởi

Dấu hiệu bệnh sởi dễ nhận biết nhất:

- Sốt  38-39 độ C và sốt liên tục. Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

- Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), có thể bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.

- Mắt đỏ và quá nhạy cảm với ánh sáng.

- Có những chấm nhỏ khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

dau-hieu-benh-soi


- Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 bốn 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

- Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da.

Nếu trẻ mắc bệnh sởi ở các trường hợp sau:

- Trường hợp 1 : Với những trẻ có mụn sởi lờ mờ đã 2-3 ngày không mọc ra được rõ, nên lấy một nắm lá mùi già, cho hai bát nước đun sôi kỹ, để âm ấm, lấy khăn mặt sạch thấm nước đó lau từ đầu đến chân, mặc quần áo và đắp chăn ủ ấm. Hoặc lấy một nắm mùi già với một chén rượu đun sôi để nguội rồi phun từ cổ đến chân và lưng bụng (tránh đầu, mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi. Tiếp đó sẽ cho uống những vị thuốc đã ghi ở trên. Chỉ nên uống độ hai, ba thang. Thấy sởi đã mọc được rồi thì thôi.

- Trường hợp 2 : Nếu sởi đã bay mà sinh ra kiết lỵ, phân có mũi nhầy hoặc dính máu thì nên cho ăn trứng gà hấp lá mơ, hoặc lấy một chén nước chè tươi rất đặc, hòa vào một thìa đường đỏ cho uống. Nên kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã lớn, có thể luộc rau sam non cho ăn, nước rau sam cho uống thay nước thường.

- Trường hợp 3 : Trong 1-2 ngày đầu lên sởi, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không sao; khi sởi mọc sẽ trở lại bình thường. Sởi mọc được 2-3 ngày, nếu trẻ ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ.

Điều trị bệnh sởi tại nhà bằng các bài thuốc đông y:

- Bài thuốc 1 : Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng); cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ); kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt); cho vào nửa bát nước, đun sôi kỹ. Gạn ra cho trẻ uống khi còn âm ấm rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; bé hơn thì giảm một nửa. Mỗi ngày sắc một thang cho uống, sau 2 ngày sởi mọc ra đều thì thôi.

- Bài thuốc 2 : Hạt và lá tía tô 30 g, sắn dây 25 g, kinh giới 20 g, mạch môn 20 g, cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ dưới 1 tuổi uống ngày 2 gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói. Hãm thuốc với nước sôi, lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong ngày, uống giai đoạn đầu; khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy thì không nên uống.

dieu-tri-benh-soi

Điều trị bệnh sởi bằng các bài thuốc đông y

- Bài thuốc 3 : Lấy 5-6 lá hoa nhài, hoặc 1 cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống.

Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân cho người mắc bệnh sởi :

- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ.

- Người mắc căn bệnh thường gặp này cần phải kiêng gió kiêng nước lạnh

- Cho người bệnh uống đủ nước. Nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây.

- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

- Chỉ cần nấu nước lá thơm như sả, kinh giới, mùi già... để lau cho sạch, không cần xông.

- Đun nước củ sả lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng trẻ em.

- Xông khói phòng và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc bồ kết.

- Khuyến cáo: Hướng dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.

THEO BV Y HỌC CỔ TRUYỀN T.W

0 nhận xét: