Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

giamcan24h

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là gì? Sởi là một bệnh thường gặp nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện theo thứ tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Sởi là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân. 

Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) qua đường hô hấp trên những người chưa được tiêm vắc in hay chưa mắc sởi lần nào. Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. 

benh-soi-la-gi

Bệnh sởi là gì, dầu hiệu và cách điều trị bệnh sởi

Dấu hiệu bệnh sởi dễ nhận biết nhất:

- Sốt  38-39 độ C và sốt liên tục. Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

- Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), có thể bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.

- Mắt đỏ và quá nhạy cảm với ánh sáng.

- Có những chấm nhỏ khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

dau-hieu-benh-soi


- Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 bốn 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

- Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da.

Nếu trẻ mắc bệnh sởi ở các trường hợp sau:

- Trường hợp 1 : Với những trẻ có mụn sởi lờ mờ đã 2-3 ngày không mọc ra được rõ, nên lấy một nắm lá mùi già, cho hai bát nước đun sôi kỹ, để âm ấm, lấy khăn mặt sạch thấm nước đó lau từ đầu đến chân, mặc quần áo và đắp chăn ủ ấm. Hoặc lấy một nắm mùi già với một chén rượu đun sôi để nguội rồi phun từ cổ đến chân và lưng bụng (tránh đầu, mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi. Tiếp đó sẽ cho uống những vị thuốc đã ghi ở trên. Chỉ nên uống độ hai, ba thang. Thấy sởi đã mọc được rồi thì thôi.

- Trường hợp 2 : Nếu sởi đã bay mà sinh ra kiết lỵ, phân có mũi nhầy hoặc dính máu thì nên cho ăn trứng gà hấp lá mơ, hoặc lấy một chén nước chè tươi rất đặc, hòa vào một thìa đường đỏ cho uống. Nên kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã lớn, có thể luộc rau sam non cho ăn, nước rau sam cho uống thay nước thường.

- Trường hợp 3 : Trong 1-2 ngày đầu lên sởi, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không sao; khi sởi mọc sẽ trở lại bình thường. Sởi mọc được 2-3 ngày, nếu trẻ ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ.

Điều trị bệnh sởi tại nhà bằng các bài thuốc đông y:

- Bài thuốc 1 : Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng); cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ); kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt); cho vào nửa bát nước, đun sôi kỹ. Gạn ra cho trẻ uống khi còn âm ấm rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; bé hơn thì giảm một nửa. Mỗi ngày sắc một thang cho uống, sau 2 ngày sởi mọc ra đều thì thôi.

- Bài thuốc 2 : Hạt và lá tía tô 30 g, sắn dây 25 g, kinh giới 20 g, mạch môn 20 g, cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ dưới 1 tuổi uống ngày 2 gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói. Hãm thuốc với nước sôi, lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong ngày, uống giai đoạn đầu; khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy thì không nên uống.

dieu-tri-benh-soi

Điều trị bệnh sởi bằng các bài thuốc đông y

- Bài thuốc 3 : Lấy 5-6 lá hoa nhài, hoặc 1 cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống.

Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân cho người mắc bệnh sởi :

- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ.

- Người mắc căn bệnh thường gặp này cần phải kiêng gió kiêng nước lạnh

- Cho người bệnh uống đủ nước. Nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây.

- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

- Chỉ cần nấu nước lá thơm như sả, kinh giới, mùi già... để lau cho sạch, không cần xông.

- Đun nước củ sả lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng trẻ em.

- Xông khói phòng và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc bồ kết.

- Khuyến cáo: Hướng dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.

THEO BV Y HỌC CỔ TRUYỀN T.W

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: