Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang ngày càng phức tạp và gia tăng khiến nhiều gia đình hết sức lo lắng. Cần chăm sóc cho trẻ thế nào, chế độ dinh dưỡng ra sao, trẻ bệnh tay chân miệng nên ăn gì kiêng gì để mau khỏi bệnh tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật?
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích cho câu hỏi bệnh tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé.
Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích. Ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét, đừng nên cho trẻ ăn thức ăn cứng nó sẽ làm trẻ đau rát miệng.
Nếu trẻ ăn kém, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.
Thức ăn nên thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được do các trieu chung benh tay chan mieng gây nên. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một hũ yaourt hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, sẽ mệt mỏi hơn.
Bánh flan mềm mịn cho trẻ bị bệnh tay chân miệng
Chú ý khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.
Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.
Khi trẻ giảm bệnh, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi.
Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau trong vòng 3-4 giờ.
Thời gian xuất hiện các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ ngắn (khoảng từ 5 – 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
Cần kiêng khem những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh khi trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Bổ sung Vitamin C phòng bệnh tay chân miệng
Nhiều chuyên gia nhận định, trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phần nhiều là do sức đề kháng của trẻ em còn yếu, hệ miễn dịch của cơ thể bé chưa phát triển toàn diện. Giống như các hệ thống khác trong cơ thể người, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C để có thể hoạt động tốt.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, trẻ đang mắc bệnh viêm nhiễm hoặc đang sống trong môi trường ô nhiễm, có dịch bệnh thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu và hoạt động của một số protein miễn dịch sẽ bị suy giảm. Do đó, việc bổ sung vitamin C là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ em, nhất là với lứa tuổi từ 1-6, sẽ giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật như: bệnh tay chân miệng, bệnh ho, cảm cúm, sưng nướu răng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ
Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc – viên nén hoặc siro – vitamin tổng hợp. Bổ sung Vitamin C trong các trường hợp sau:
Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C thì nên bổ sung thêm vitamin C.
Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt
Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virut thì nên bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh.
Vitamin C là loại hợp chất mà cơ thể người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng không thể “để dành” vitamin C nên sẽ hao hụt nhanh. Vì vậy, cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên cho trẻ mắc bệnh thường gặp này, để đảm bảo cơ thể bé có đủ lượng vitamin C cần thiết, giúp cho bé tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ bị bệnh tay chân miệng uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dạy. Cũng không uống ngay sau bữa ăn vì khiến sự hấp thụ thức ăn của trẻ bị kém đi.
0 nhận xét: