Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh mày đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin.
Noi mề đay dị ứng là bệnh ngoài da phổ biến khi thời tiết chuyển mùa gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu cho người bệnh. Nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay dị ứng khó chẩn đoán do đó ít nhiều gây khó khăn cho việc điều trị.
Nguyên nhân nổi mề đay dị ứng:
Các yếu tố gây mày đay rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.
Nguyên nhân sâu xa của bệnh nổi mề đay là chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm,người nóng trong. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của hai bộ phận này suy yếu cộng với sức khoẻ giảm sút, cơ thể dễ dàng bị PHONG (gió) NHIỆT (nóng), THẤP (ứ nước) sẽ gây ra trứng cá, mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, dị ứng...
Nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay dị ứng
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố khiến căn benh thuong gap này xuất hiện ngày càng nhiều. Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính:
Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Ngoài ra khi bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh. Cần kiêng các loại hải sản, rượu bia, protein động vật...
Triệu chứng khi nổi mề đay:
Khi bị nổi mề đay người bệnh có những triệu chứng khá điển hình. Tổn thương biểu hiện thành từng vết sẩn có đường kính 1-2 cm hoặc thành đám sẩn to, hình dáng bất kỳ, tròn hoặc vằn vèo, ranh giới rõ, gồ lên mặt da, màu đỏ, nắn cộm. Bệnh nhân ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, tổn thương mọng lên, nổi thêm nhiều đám khác. Vài giờ, vài ngày sau, các sẩn có thể lặn, không để lại di chứng gì trên da. Nhưng bệnh có xu hướng tái phát, rất thất thường, do nhiều yếu tố. Đợt nổi đầu tiên gọi là mày đay cấp; những đợt sau đó 4-8 tuần gọi là mày đay tái phát, mạn tính.
Điều trị mề đay dị ứng:
Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng. Bạn có thể tham khảo cách chữa mề đay bằng bài thuốc dân gian.
Khi cần, phải dùng cả đến thuốc cocticoit (Prednisolon, Cortancyl), kết hợp kháng sinh. Có trường hợp phải kết hợp tẩy giun sán, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, đại tràng nếu có. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mày đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.
Khi bị mày đay, nên đi khám vì để lâu, mày đay sẽ thành mạn tính và khó chữa. Để điều trị các cơn mày đay sơ phát hoặc tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin kèm theo thuốc an thần, hiện có rất nhiều biệt dược như: Phenergan, Peritol, Zyrtec, Claristin...
0 nhận xét: