Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

giamcan24h

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa, và đặc biệt là mùa hè.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém gì bệnh sởi.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo nhận định của ông Lê Thanh Hải – G.Đ Bệnh viện Nhi Trung Ương: “Tuy bệnh tay chân miệng ít biến chứng vào tim, phổi nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng không kém bệnh sởi

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng, và mệt mỏi. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

Không phải ai cũng sẽ nhận được tất cả những triệu chứng này. Một số trẻ chỉ phát ban; một số chỉ đau họng. Một số còn không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh tay chân miệng trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thể lây qua những đường nào?

Những trẻ mắc căn bệnh thường gặp này dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Virus tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường:

- Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống,

- Ho và hắt hơi,

- Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã,

- Tiếp xúc với dịch mủ

- Chạm vào những bề mặt có virus.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện: nóng sốt; biếng ăn hoặc bỏ ăn;  đau họng, chảy nước bọt liên tục; khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, loét đỏ ở miệng… Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

Trước diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động phòng chống bệnh cho con em mình bằng các phương pháp vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực các bé sinh hoạt vui chơi; rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và người giữ trẻ.

Xem thêm:

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: